Câu chuyện ngoại tìnhLuật hôn nhân

Chia tài sản ly hôn khi chồng ngoại tình – Quy định pháp luật 2024

Phân chia tài sản sau khi ly hôn luôn là một vấn đề nhạy cảm, đặc biệt khi có yếu tố ngoại tình từ một trong hai bên. Theo quy định pháp luật hiện hành năm 2024, chia tài sản ly hôn khi chồng ngoại tình như thế nào? Bài viết này sẽ cung cấp thông tin cụ thể về quy định pháp luật liên quan về quyền lợi và nghĩa vụ trong trường hợp chồng ngoại tình và cần phân chia tài sản sau ly hôn.

Chia tài sản ly hôn khi chồng ngoại tình như thế nào?

Chia tài sản ly hôn khi chồng ngoại tình như thế nào?
Chia tài sản ly hôn khi chồng ngoại tình như thế nào?

Chồng ngoại tình có được chia tài sản không? Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, ly hôn do một bên vợ hoặc chồng có hành vi ngoại tình, tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc về người đó, trong khi tài sản chung của hai vợ chồng sẽ được chia đôi. Tuy nhiên, phân chia này sẽ dựa trên nhiều yếu tố, trong đó hành vi ngoại tình cũng được cân nhắc xem xét. Người có lỗi ngoại tình thường sẽ nhận phần tài sản ít hơn.

Hiện nay, trong quan hệ hôn nhân, có hai chế độ tài sản: chế độ tài sản theo luật định và chế độ tài sản theo thỏa thuận. Vậy chia tài sản ly hôn khi chồng ngoại tình, phân chia tài sản sẽ diễn ra như thế nào?

Trường hợp có thỏa thuận chế độ tài sản

Chia tài sản ly hôn khi chồng ngoại tình nếu có thỏa thuận chế độ tài sản giữa vợ và chồng? Trước khi kết hôn, nếu hai vợ chồng đã có thỏa thuận về việc xác lập chế độ tài sản, thì khi ly hôn, phân chia tài sản sẽ được thực hiện theo thỏa thuận đó.

Ví dụ: Trước khi kết hôn, hai vợ chồng thỏa thuận rằng căn hộ Vinhome Smart City là tài sản riêng của người chồng, còn sổ tiết kiệm trị giá 3 tỷ đồng tại ngân hàng là tài sản riêng của người vợ. Sau một thời gian chung sống, người vợ phát hiện người chồng ngoại tình, dẫn đến ly hôn. Chồng ngoại tình ly hôn chia tài sản sẽ dựa trên thỏa thuận đã đề ra: người chồng nhận ngôi nhà, còn sổ tiết kiệm và lãi suất sẽ thuộc về người vợ. Mọi chi tiết phụ thuộc vào nội dung thỏa thuận cụ thể giữa hai bên.

Chia tài sản ly hôn khi chồng ngoại tình - Trường hợp có thỏa thuận chế độ tài sản
Chia tài sản ly hôn khi chồng ngoại tình – Trường hợp có thỏa thuận chế độ tài sản

Tuy nhiên, để tránh việc Tòa án tuyên thỏa thuận vô hiệu, cần lưu ý một số điều sau khi lập thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng:

  • Thỏa thuận phải được lập trước khi hai người đăng ký kết hôn. Khác với việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, thỏa thuận này chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm được xác lập trước khi kết hôn.
  • Thỏa thuận phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực hợp pháp.
  • Tại thời điểm lập thỏa thuận, cả hai bên đều phải có năng lực pháp luật và hành vi dân sự phù hợp với loại tài sản đang xác lập.
  • Cả hai vợ chồng phải tự nguyện tham gia thỏa thuận.
  • Nội dung và mục đích của thỏa thuận không được vi phạm quy định pháp luật, không trái với đạo đức xã hội.
  • Thỏa thuận không được làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền cấp dưỡng, quyền thừa kế và các quyền lợi hợp pháp khác của cha mẹ, con cái và thành viên khác trong gia đình.

Vợ/ chồng có quyền thỏa thuận chia tài sản

Chồng ngoại tình ly hôn có được chia tài sản nếu cả hai đạt được thỏa thuận, Tòa án sẽ công nhận kết quả đó.

Ví dụ: Hai vợ chồng sở hữu chung một căn nhà trị giá 5 tỷ, một chiếc xe trị giá 2 tỷ và một lô đất trị giá 1 tỷ. Phát hiện chồng có nhân tình sau lưng mình, người vợ quyết định ly hôn và chia tài sản ly hôn khi chồng ngoại tình. Trong quá trình ly hôn, hai bên tự do thỏa thuận về cách chia tài sản sao cho phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của mỗi người. Ví dụ, căn nhà thuộc về người vợ, người chồng nhận chiếc xe và lô đất. Hoặc, có thể thỏa thuận chia tài sản theo bất kỳ tỷ lệ nào mà không bị ràng buộc bởi việc người chồng có lỗi hay không.

Đặc biệt chú ý, ngoại tình không tước đi quyền sở hữu tài sản, nên khi ly hôn, phân chia tài sản vẫn do các bên tự quyết định thông qua thỏa thuận.

Chia tài sản ly hôn khi chồng ngoại tình - Vợ/ chồng có quyền thỏa thuận chia tài sản
Chia tài sản ly hôn khi chồng ngoại tình – Vợ/ chồng có quyền thỏa thuận chia tài sản

Tòa án giải quyết phân chia tài sản

Nếu chồng ngoại tình thì tài sản chia như thế nào trong trường hợp không đạt được thỏa thuận giữa các bên và cần Toà án đứng ra giải quyết. Giải quyết sẽ dựa vào nguyên tắc chia tài sản ly hôn khi chồng ngoại tình như sau:

Tài sản riêng: Tài sản riêng của bên nào sẽ được chia cho bên đó, không phụ thuộc vào việc bên đó có ngoại tình hay không.

Tài sản chung: Tài sản chung sẽ được chia đôi, nhưng Tòa án sẽ cân nhắc thêm một số yếu tố sau:

    • Hoàn cảnh vợ chồng: Bên có hoàn cảnh khó khăn hơn sau ly hôn sẽ được chia phần tài sản nhiều hơn, bất kể có hành vi ngoại tình hay không.
    • Công sức đóng góp: Bên nào có công đóng góp lớn hơn trong việc tạo lập và duy trì tài sản chung sẽ được hưởng phần nhiều hơn. Cả người làm việc ngoài xã hội và người nội trợ, chăm sóc gia đình đều được coi là có công đóng góp tương đương.
    • Bảo vệ lợi ích hợp pháp: Tài sản chung đang phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh của một bên sẽ được xem xét giao cho bên đó để tiếp tục duy trì thu nhập. Phần tài sản chênh lệch sẽ được bù trừ theo giá trị thực tế.
    • Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ chồng tròn hôn nhân: Người chồng ngoại tình được coi là bên có lỗi, và sẽ nhận phần tài sản ít hơn để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người vợ và con chưa thành niên.

Trên đây tổng hợp các nguyên tắc chia tài sản ly hôn khi chồng ngoại tình được áp dụng cho tất cả các vụ ly hôn. Có thể thấy, ngoại tình chỉ là một yếu tố để cân nhắc khi phân chia tài sản, không phải là yếu tố quyết định. Thông thường, bên ngoại tình sẽ được chia tài sản ít hơn so với bên kia.

Chia tài sản ly hôn khi chồng ngoại tình - Tòa án giải quyết
Chia tài sản ly hôn khi chồng ngoại tình – Tòa án giải quyết

Ngoài bất lợi việc chia tài sản ly hôn khi chồng ngoại tình, chồng còn bị xử phạt gì?

Phát hiện chồng ngoại tình, vợ có quyền gây những bất lợi trong việc chia tài sản ly hôn khi chồng ngoại tình hoặc yêu cầu pháp luật can thiệp xử phạt đối với hành vi vi phạm này.

Xử phạt hành chính

Đi kèm với các bất lợi trong việc chia tài sản ly hôn khi chồng ngoại tình, chồng còn phải đối mặt với mức xử phạt hành chính. Theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, Chính phủ quy định mức phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như sau:

  • Người đang có vợ hoặc chồng mà lại kết hôn với người khác, hoặc người chưa có vợ hoặc chồng nhưng kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có vợ hoặc chồng.
  • Đang có vợ hoặc chồng nhưng chung sống như vợ chồng với người khác.
  • Người chưa có vợ hoặc chồng nhưng chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ đang có vợ hoặc chồng.
  • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa các trường hợp như: cha/mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
  • Cản trở việc kết hôn, đòi hỏi của cải trong kết hôn hoặc gây cản trở việc ly hôn.
Xử phạt hành chính ngoài bất lợi chia tài sản ly hôn khi chồng ngoại tình
Xử phạt hành chính ngoài bất lợi chia tài sản ly hôn khi chồng ngoại tình

Chồng có khả năng phải đối mặt với xử lý hình sự

Theo Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, quy định như sau:

Hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm được áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Hành vi gây ra mâu thuẫn dẫn đến ly hôn của một hoặc cả hai bên.
  • Người vi phạm đã từng bị xử phạt hành chính vì hành vi này nhưng vẫn tiếp tục vi phạm.

Hình phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm áp dụng đối với các trường hợp sau:

  • Hành vi gây ra hậu quả nghiêm trọng, khiến vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát.
  • Người vi phạm đã bị Tòa án ra quyết định hủy bỏ việc kết hôn hoặc yêu cầu chấm dứt mối quan hệ trái với quy định một vợ một chồng, nhưng vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ đó.

Kết bài

Trên đây là câu trả lời rõ ràng nhất cho câu hỏi : Chia tài sản ly hôn khi chồng ngoại tình như thế nào? Tóm lại, hành vi chồng ngoại tình sẽ ảnh hưởng đến quyết định của tòa án trong việc phân chia tài sản, tuy nhiên, pháp luật Việt Nam năm 2024 vẫn đảm bảo sự công bằng cho cả hai bên, dựa trên quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của mỗi người. Để bảo vệ quyền lợi của mình, các bên cần hiểu rõ các quy định và chuẩn bị đầy đủ các bằng chứng cần thiết.

Có thể bạn quan tâm

Back to top button